14/03/2022 | 684 |
0 Đánh giá

Phát triển bền vững đòi hỏi cần có những bước đột phá trong tổ chức xã hội và doanh nghiệp của chúng ta. Mô hình kinh tế tuần hoàn đem lại cơ hội đổi mới và tích hợp giữa các hệ sinh thái tự nhiên, doanh nghiệp, cuộc sống hàng ngày của chúng ta và quản lý chất thải.

Nền kinh tế tuần hoàn là một hệ thống công nghiệp được phục hồi hoặc tái tạo theo kế hoạch, nó thay đổi khái niệm cuối đời bằng việc phục hồi, chuyển sang sử dụng năng lượng tái tạo, loại bỏ việc sử dụng các hóa chất độc hại, nhằm loại bỏ chất thải thông qua thiết kế ưu việt của vật liệu, sản phẩm, mô hình kinh doanh, …

nền kinh tế tuần hoàn

 

Nhìn xa hơn mô hình công nghiệp khai thác tận thu hiện tại, một nền kinh tế tuần hoàn nhằm mục đích xác định lại tăng trưởng, tập trung vào các lợi ích tích cực cho toàn xã hội. Nó kéo theo sự tách rời dần hoạt động kinh tế khỏi việc tiêu thụ các nguồn tài nguyên hữu hạn và thiết kế chất thải ra khỏi hệ thống. Được củng cố bằng việc chuyển đổi sang năng lượng tái tạo, dựa trên ba nguyên tắc: thiết kế loại bỏ chất thải và ô nhiễm; giữ sản phẩm và vật liệu trong quá trình sử dụng; tái tạo các hệ thống tự nhiên.

nền kinh tế tuần hoàn

 

Năng lượng và tài nguyên là vàng: Về cốt lõi, mô hình kinh tế tuần hoàn có định hướng thiế kế loại bỏ lãng phí. Trên thực tế, một nền kinh tế tuần hoàn dựa trên ý tưởng rằng không có thứ gì gọi là lãng phí. Để đạt được điều này, các sản phẩm được thiết kế bền lâu và tối ưu hóa cho chu trình tái sử dụng, dễ dàng xử lý và biến đổi hoặc làm mới chúng. Mục tiêu cuối cùng là bảo toàn và tăng cường vốn tự nhiên bằng cách kiểm soát các nguồn dự trữ hữu hạn và cân bằng các dòng tài nguyên tái tạo.

Tuân theo chu kỳ: mô hình kinh tế tuần hoàn phân biệt giữa chu kỳ kỹ thuật và chu kỳ sinh học. Tại chu kỳ sinh học, nơi các vật liệu (thực phẩm, …) dưa trên sinh học được thiết kế để đưa trở lại hệ thống thông qua quá trình như phân hủy kị khí. Chu trình kỹ thuật sẽ khôi phục sản phẩm, linh kiện và vật liệu  thông qua các chiến lược: tái sử dụng, sửa chữa, tái chế, ... Cuối cùng, một trong những mục đích của nền kinh tế tuần hoàn là tối ưu hóa sản lượng tài nguyên bằng cách luân chuyển các sản phẩm, thành phần và vật liệu đang được sử dụng ở mức hữu ích cao nhất trong cả chu kỳ sinh học và kỹ thuật.

 

Tất cả đều có năng lượng tái tạo: nguyên tắc của nền kinh tế tuần hoàn liên quan đến thực tế là năng lượng cần thiết để cung cấp nhiên liệu cho chu trình này phải được tái tạo một cách tự nhiên, với mục đích giảm sự phụ thuộc vào tài nguyên và tăng khả năng phục hồi.


(*) Xem thêm

Bình luận