27/04/2020 | 1833 |
0 Đánh giá

Hiệu suất của sàn cao su Long Long phụ thuộc vào một số yếu tố như lựa chọn sản phẩm phù hợp, chuẩn bị mặt bằng, lắp đặt chính xác và bảo trì.

Sổ tay hướng dẫn sử dụng này nhằm mục đích hướng dẫn cho tất cả các bên liên quan đến quá trình thi công lắp đặt để có được kết quả tốt nhất có thể.

Để được hỗ trợ kỹ thuật bạn có thể liên hệ tới công ty để được tư vấn sử dụng sản phẩm và gợi ý khi chọn sàn sao cho phù hợp nhất.

I. Yêu cầu mặt bằng thi công

1. Cốt nền có thể thi công là bê tông, xi măng, asphat, nhựa đường, gạch vỉa hè, gạch men, … ngoài ra còn có thể sử dụng cát, nền đất cho sân chơi ngoài trời.

2. Mặt bằng cần phẳng, chắc chắn ( Không dạn, nứt, nồi lõm ).

3. Độ dốc cho mặt sàn ngoài trời khoảng 6% đảm bảo thoát nước tốt ( không ứ đọng ).

4. Ngoài các yêu tố trên, mép của khu vực sử dụng sàn cao su nên xây dựng âm sàn ( độ âm bằng độ dày sàn cao su). Tác dụng chính là thẩm mỹ ( tổng thể mặt sàn giữa các khu vực bằng nhau) và để giữ sàn gạch/thảm cố định, không di chuyển ( tốt hơn so với gắn keo không có mí ).

II. Chuẩn bị mặt bằng trước khi thi công

Sàn cao su khác với các loại vật liệu khác trên thị trường nên để thi công đạt kết quả tốt theo quy trình của nhà sản xuất, cần tuân thủ các điều sau:

1. Sàn cao thường được thi công sau cùng trong các hạng mục của một dự án. Ví dụ: dự án khu vui chơi trẻ em, bắt buộc lắp đặt các thiết bị trước khi sàn cao su.

2. Trong thời gian diễn ra thi công, sàn cao su phải được thi công riêng biệt. Không được ảnh hưởng bởi các đơn vị khác như: sơn tường, sơn trần, lắp kiếng, bóng đèn, khoan, đục,…

3. Vệ sinh mặt sàn sạch bằng chổi hoặc máy hút bụi ( nếu có).

III. Các bước thi công sàn cao su:

Bước 1. Đo phòng và đánh dấu các vị trí thi công để giảm việc cắt hỏng sản phẩm và tạo thêm khu vực phát sinh. Căng dây để xếp hàng đầu tiên -  hàng chuẩn nếu cạnh, tường không thẳng ( Thông thường hàng chuẩn dựa vào cạnh dài nhất của khu vực sàn thi công).

Bước 2. Đặt gạch, xếp gạch (không có chất kết dính) theo hàng đầu tiên chọn làm chuẩn, các hàng tiếp theo như bình thường đến khi gần kín hết sàn. Xếp gạch có 2 loại: Xếp vuông và so le ( Do cao su có độ đàn hồi, co giãn nhỏ nên nhà sản xuất khuyến khích lắp so le để tạo độ chắc chắn trong thời gian dài sử dụng ).

Bước 3. Dồn gạch, sử dụng búa cao su ( búa sắt đối với gạch dày 25mm – 50mm) để dồn gạch. Mục đích để tăng kết cấu cho sàn, không bị di chuyển trong thời gian dài sử dụng.

Bước 4. Cắt gạch. Dùng thước đo để dánh dấu điểm cần cắt, sử dụng thước kê ( thước vuông), dao dọc giấy ( loại dao lưỡi dày) để cắt. Nên tính dư ra 2mm – 5mm của chiều cắt để khi lắp gạch vào cạnh tường sẽ không bị bật ra.

Bước 5. Dán gạch. Sử dụng keo PU ( poly urethane ) của nhà sản xuất hoặc keo A-B ( keo 2 thành phần) để dán. Các khu vực được khuyên dán ở đây là cạnh tường và các cạnh không có mí, nẹp che chắn.

Bước 6. Giữ cố định sàn trước khi keo khô. Trường hợp này cần làm đối với các viên gạch/thảm chưa được chắc chắn, có nguy cơ xê dịch cao hoặc bôi keo nhưng chưa tiếp giáp với bề mặt gạch/thảm. Có thể sử dụng gạch, túi cát,… vật nặng đè lên trong thời gian chờ khô.

Ghi chú

  • YÊU CẦU BO VIỀN ĐỐI VỚI KHU VỰC SỬ DỤNG GẠCH CAO SU NGOÀI TRỜI
  • Để có được kết quả mong đợi, điều quan trọng là phải cho phép thời gian khô phù hợp với chất kết dính ( thời gian từ 8 – 12h đối với keo của nhà sản xuất ) trong thời gian này: nghiêm cấm đi lại, chạy nhảy trên sàn cao su.
  • Số lượng chất kết dính được sử dụng thay đổi theo hướng của nhà sản xuất nhưng nói chung, chúng tôi khuyên bạn nên sử dụng vừa phải có thể.
  • Sau khi lắp đặt xong hoàn thiện, các lát gạch có thể yêu cầu vệ sinh.

Cuối cùng, Vui lòng luôn tuân thủ các khuyến nghị của nhà sản xuất !!!


(*) Xem thêm

Bình luận
0