08/10/2021 | 390 |
0 Đánh giá

Việc tái chế rác thải không chỉ giúp bảo vệ môi trường mà còn đem lại những lợi ích to lớn về kinh tế. Tuy nhiên, không phải ai cũng ý thức và biết tái chế một cách đúng đắn.

Tại bất cứ ngóc ngách hay địa điểm nào, bạn cũng có thể thấy sự hiện diện của rất nhiều loại rác dưới mọi hình dáng, chúng là tổng thể bao gồm: rác thải sinh hoạt, rác thải sản xuất, rác thải công nghiệp, … Theo nghiên cứu của các nhà khoa học, phải mất từ 10 – 1000 năm để phân hủy rác thải nhựa, 100 – 1000 năm để phân hủy rác thải cao su, … Nếu không có hoạt động tái chế rác thải, điều này đe dọa trực tiếp đến môi trường sống, môi trường dại dương, hệ sinh thái động – thực vật trên Trái Đất. Những loại rác thải này trở thành gánh nặng cho Trái Đất và môi trường, vì vậy nếu không được xử lý đúng cách sẽ dẫn đến những mối nguy hại trầm trọng.

Theo thống kê, mỗi năm ở Việt nam có khoảng 3,9 triệu tấn nhựa các loại được tiêu thụ, tuy nhiên, chỉ 1,28 triệu tấn (33%) được thu gom tái chế. Như vậy có khoảng 2,62 triệu tấn nhựa bị thải bỏ, tương đương 2,2 – 2,9 tỷ USD mỗi năm.

tái chế rác thải

 

Sự nguy hiểm của rác thải

  • Rác thải trong lòng đất khiến nguồn đất, nước bị ô nhiễm làm ảnh hưởng đến sức khỏe con người cũng như những sinh vật sống khác.
  • Rác thải khi chôn lấp sẽ làm đất không giữ được nước, chất dinh dưỡng và ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của cây trồng. Từ đó, dẫn đến mất cân bằng sinh thái.
  • Xử lý rác thải bằng hình thức đốt sẽ sản sinh các khí độc, con người khi hít phải sẽ làm giảm khả năng miễn dịch, gây rối loại nội tiết tố dẫn đến sự xuất hiện của nhiều bệnh khác nhau
  • Rác thải khi bị thải bỏ ra biển sẽ có tác động xấu đến hệ sinh thái đại dương. Một vài loài động vật biển tưởng nhầm rác thải là thức ăn gây tắc nghẽn ruột hoặc thậm chí là tử vong, sinh vật mắc trong rác sẽ bị ảnh hưởng đến quá trình phát triển

tái chế rác thải

 

Ngày nay, đã có nhiều phương pháp tái chế rác thải để biến chúng trở thành những vật dụng có ích trong cuộc sống. Ví dụ như biến chai nhựa cũ thành bình hoa, những lốp xe cũ có thể được làm xích đu hoặc bàn ghế trong vườn, … Hoặc nhiều các dự án về tái chế rác thải lớn đang được nghiên cứu và triển khai tại nhiều nước trên thế giới. Tái chế rác thải không những góp phần bảo vệ hệ sinh thái của Trái Đất mà còn thể hiện sự văn minh, tính nhân văn của con người. Hãy bắt đàu thực hiện ngay hôm nay để tận dụng nguồn tài nguyên rác thải và giữ gìn môi trường sống cho thế hệ mai sau.

tái chế rác thải

 

Một số các sản phẩm tái chế có tác dụng bảo vệ người sử dụng từ cao su như:

GẠCH CAO SU TÁI CHẾ TỪ LỐP XE PHẾ THẢI

THẢM CAO SU TÁI CHẾ

CAO SU TÁI SINH – NGUYÊN LIỆU SẢN XUẤT


(*) Xem thêm

Bình luận