10/01/2022 | 826 |
0 Đánh giá

Nền kinh tế tuần hoàn là một hệ thống kinh tế gồm các vòng khép kín, trong đó nguyên liệu thô, linh kiện và sản phẩm càng ít mất giá càng tốt, trong nền kinh tế đó sử dụng các nguồn năng lượng tái tạo và tư duy hệ thống làm cốt lõi. 

Trong một nền kinh tế tuần hoàn thường tập trung vào việc sử dụng nguyên liệu thô hoặc thay đổi trên toàn hệ thống, theo cách tiếp cận 3 điểm như sau:

• Giảm (sử dụng tối thiểu nguyên liệu thô)

• Tái sử dụng (tái sử dụng tối đa các sản phẩm và thành phần)

• Tái chế (tái sử dụng nguyên liệu thô chất lượng cao)

Kinh tế tuần hoàn ngày càng trở thành xu hướng của các quốc gia, nhất là khi tài nguyên thiên nhiên trên thế giới ngày càng cạn kiệt, giúp giải bài toán giữa lợi ích kinh tế và môi trường.

Kinh tế tuần hoàn là một mô hình kinh tế với mục tiêu là kéo dài tuổi thọ của vật liệu, loại bỏ các tác động tiêu cực đến môi trường. Việt Nam đang nỗ lực phát triển kinh tế theo hướng bền vững, giảm thiểu tác động xấu đến môi trường, kinh tế tuần hoàn là hình mẫu được quan tâm và là định hướng phát triển.

 

Phù hợp với tầm nhìn về Nền kinh tế tuần hoàn, ngành công nghiệp săm lốp đã đi tiên phong trong nhiều thập kỷ qua

Việc tái chế lốp xe được công nhận là đã thành công với tỷ lệ thu gom hơn 95% và tỷ lệ thu hồi vật liệu là 62%. Khi những vấn đề về quy định và thị trường được giải quyết, con số này sẽ có thể tăng lên đáng kể. (theo hiệp hội Lốp xe và Cao su Châu Âu).

Tại Long Long, chúng tôi giải quyết một số lượng lớn lốp xe tải  phế thải thành vụn / hạt cao su tái chế và là nguyên liệu chính để sản xuất CAO SU TÁI SINH - một sản phẩm thân thiện với môi trường - dùng để sản xuất các sản phẩm cao su như: giày dép, cao su kỹ thuật, săm lốp…

 Long Long là nhà máy tái chế lốp phế liệu đầu tiên tại Việt Nam. Với sứ mệnh giảm thiểu chất thải - tái chế - tái tạo, Long Long luôn chú trọng đến nhiệm vụ tái chế để tạo ra những sản phẩm chất lượng cao, cam kết trách nhiệm với môi trường và xã hội

 


(*) Xem thêm

Bình luận
0