17/03/2022 | 742 |
0 Đánh giá

Giờ Trái Đất là một trong những phong trào vì môi trường lớn nhất thế giới. Chương trình được bắt đầu bởi Quỹ Thiên nhiên thế giới (WWF) vào năm 2007 tại Sydney, Australia, được tổ chức vào mỗi thứ bảy cuối cùng tháng 3 trong một giờ từ 20h30 đến 21h30 theo múi giờ địa phương của từng nước.

Đây là sự kiện thu hút sự quan tâm và tham gia của hàng triệu người tại 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, hoạt động chính là tắt đèn để thể hiện sự ủng hộ đối với hành tinh. Phong trào này chào đón và gắn kết mọi người ở bất kỳ đâu tham gia và chung tay bảo vệ hành tinh.

Giờ Trái Đất không chỉ đơn thuần là đấu tranh cho môi trường mà còn bao hàm sự đoàn kết của tất cả mọi người trên thế giới, khai thác sức mạnh nhân dân và ủng hộ những thay đổi về pháp luật có tác động tích cực đến môi trường. Chương trình cũng nhằm mục đích khơi dậy các cuộc đàm phán toàn cầu về bảo vệ thiên nhiên, cũng như đảm bảo sức khỏe và sự phát triển của chúng ta.

 

Nhiều năm trôi qua, sự phổ biến của Giờ Trái Đất ngày càng lớn và trở thành một hiện tượng toàn cầu. Vì sư thành công vượt trội của Giờ Trái Đất, WWF hiện đã trở thành nhà tài trợ trên trên toàn thế giới và đang nỗ lực nâng cao nhận thức nhiều hơn nữa thông qua các sảng kiến huy động vốn từ cộng đồng. Việc gây quỹ cộng đồng kết nối các cá nhân có ý thức về môi trường quyên góp để gây quỹ, cùng thực hiện các công việc môi trường khác trên khắp hành tinh. Một số chương trình trên thế giới như:

  • Uganda: Việc trồng nửa triệu cây xanh để phản đối nạn phá rừng đối với các hệ sinh thái trên toàn cầu.
  • Nga: Thông qua Quốc hội với hơn 120.000 chữ ký, trong đó tập trung vào việc bảo vệ các vùng biển của đất nước khỏi ô nhiễm dầu .
  • Argentina: 3,4 triệu ha biển đang được bảo vệ, nâng tỷ lệ bảo vệ biển từ 1% lên 4% - một bước nhảy vọt lớn đối với đất nước.

Những lý do khiến Giờ Trái Đất trở nên quan trọng như vậy:

Việc tiêu thị nhiên liệu hóa thạch với tốc độ nhanh chóng trong vài thập kỷ qua đã gây ra nhiều thiệt hại cho môi trường. Sự nóng lên toàn cầu, biến đổi khí hậu, phá rừng, rác thải, ô nhiễm, … là một trong các vấn đề chúng ta phải gánh chịu.

  1. Thúc đẩy hành động: Giờ Trái Đất chứng kiến hang chục quốc gia và vùng lãnh thổ trên thế giới kết hợp các chiến dịch Giờ Trái Đất của họ với việc khuyến khích hành động vì môi trường. Ví dụ, năm 2015 WWF đã ghi nhận hơn 600.000 hành động xanh trong suốt thời gian đếm ngược của năm đó. Tổ chức cũng sử dụng phong trào này để thúc đẩy các thay đổi về luật pháp cũng như hỗ trợ các dự án môi trường như: tăng trưởng năng lượng tái tạo và nông nghiệp bền vững.
  2. Hoạt động mang tính toàn cầu: Giờ Trái Đất được bắt đầu vào năm 2007 tại Sydney, Australia và ngày nay, nó được hàng triệu người trên khắp thế giới tham gia vào 20h30 theo giờ địa phương. Đến năm 2020, Giờ Trái Đất được tổ chức ở hơn 180 quốc gia và vùng lãnh thổ, tắt đèn để thể hiện sự ủng hộ đối với hành tinh.
  3. Nâng cao nhận thức: Giờ Trái Đất là phong trào nhằm tạo nhận thức, trong quá trình xây dựng hướng tới Giờ Trái Đất hàng năm, sự cường điệu tạo ra sức lan tỏa về các vấn đề môi trường.
  4. Gắn kết mọi người: Bất kể bạn sống một mình, với bạn bè hay gia đình, việc tham gia một sự kiện cộng đồng là lời nhắc nhở rằng chúng ra cần cùng nhau giải quyết các vấn đề lien quan đến biến đổi khí hậu.
  5. Tính hiệu quả: Những thay đổi nhỏ này trong chuyển động Giờ Trái đất đã được ghi nhận là có hiệu quả. Vào năm 2013 trong Giờ Trái Đất , Toronto đã ghi nhận mức giảm 205 megawatt, tương đương với 92.000 ngôi nhà bị mất điện lưới. Tương tự ở Bangkok cũng ghi nhận mức giảm 1.699 megawatt, loại bỏ khoảng 1.073 tấn khí thải carbon dioxide.

Ý nghĩa đằng sau giờ Trái Đất chính là thách thức chúng ta cần bảo vệ môi trường, thâm chí còn khơi dậy các phong trào trên thế giới như một tiến bộ thực tế. Bằng cách tham gia chương trình, các cá nhân, cộng đồng và doanh nghiệp đang cam kết tắt đèn trong một giờ để ghi nhận hành động mà họ sẽ thực hiện vì lợi ích của hành tinh.


(*) Xem thêm

Bình luận
0